Home BlogFun Phỏng vấn Xin Việc Tiếng Anh: Cách “ứng phó” cho từng giai đoạn

Phỏng vấn Xin Việc Tiếng Anh: Cách “ứng phó” cho từng giai đoạn

by Admin




Nếu như học tiếng Anh giao tiếp đã khó, thì khi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh lại là một thử thách khác không hề nhỏ đối với nhiều bạn. Bài viết này sẽ giúp các bạn chuẩn bị cũng như lường trước một số câu hỏi cũng như tình huống thường gặp khi đi phỏng vấn xin việc bằng tiêng Anh. Hy vọng là các bạn sẽ thích nó nhé. Các câu trả lời phỏng vấn bài viết đưa ra chỉ là gợi ý, các bạn hãy sử dụng cấu trúc mình nêu ra thôi và hãy lồng ghép nó với câu trả lời của riêng bản thân mình nhé. Chúc các bạn thành công!

Trong bài viết này, mình sẽ cùng với các bạn đi qua những câu hỏi cũng như xử lý các tình huống giao tiếp trong một buổi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh.

Thay vì việc chỉ đưa ra một số câu hỏi cùng với những câu trả lời mẫu thì bài viết này sẽ đi chi tiết những gì bạn nên làm từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc luôn nhé!

Trước khi phỏng vấn xin việc

Mở đầu buổi phỏng vấn, chắc chắn là phần chào hỏi rồi. Bạn sẽ ngồi ở phòng chờ, sau đó người phỏng vấn ( interviewer) sẽ có mặt và bắt đầu với một số câu hỏi cơ bản, như:

Good morning

How are you?

How’s it goin’?

Và câu trả lời của bạn thì cũng như lúc bạn chào hỏi bình thường:

I’m great

Very well, thankyou!

Thế nhưng, hãy nhớ thêm một câu này nữa, nó se giúp bạn trở nên lịch sự hơn, nghiêm túc hơn và gây được ấn tượng tốt hơn đối với người phỏng vấn bạn đấy! Đó là câu:

Thank you for inviting me to this interview.

Thông thường, khi đi phỏng vấn thì người phỏng vấn sẽ tán gẫu một chút với chúng ta trước khi buổi phỏng vấn thực sự bắt đầu. Có thể họ sẽ nói một chút về thời tiết như:

It’s boiling hot outside, isn’t it?

I didn’t expect it would rain that heavily

It’s must be really hard for you to wake up early in this freezing weather .

Hoặc là người ta cũng có thể sẽ hỏi bạn một chút xem trên đường đến đây có vấn đề gì không, văn phòng có khó tìm hay không…

phỏng vấn xin việc tiếng Anh

Vì vậy các bạn hãy chú ý chuẩn bị một chút từ vựng cũng như ý tưởng trước cho bản thân để có thể nói chuyện với người phỏng vấn một cách thật tự nhiên trong những tình hướng này nhé!

Ví dụ trong trường hợp này thì chúng ta có thể trả lời là:

Yes it’s scorching during summer in this city but luckily the interview time is early in the morning so I guess it’s much more comfortable outside and I’m not affected too much by hot weather.

Hoặc là

Actually no. I found the building without any trouble. It’s just the neighborhood is pretty crowded in rush hours so it took more time than I expected. But thankfully I still managed to arrive on time.

Các bạn nên nhớ là lúc này buổi phần interview vẫn chưa bắt đầu, đó chỉ là phần chào hỏi “warm up” thôi. Nhưng ở phần này, bạn không nhất thiết phải nói thật hay càm ràm, than thở quá nhiều về thời tiết hay vị trí văn phòng nếu nó thực sự khó tìm thật. Hãy làm như ví dụ bên trên nhé, hoặc bạn có thể nói về một chút khó khan, nhưng ngay sau đó hãy thể hiện một thái độ tích cực là bạn có thể tạo ấn tượng tốt về bạn với người phỏng vấn đấy!

Tiếp theo chúng ta hãy bắt đầu buổi phỏng vấn thôi!

Dĩ nhiên là buổi phỏng vấn của mỗi người sẽ khác nhau tùy vào vị trí công việc. Nhưng sẽ có những điểm sau luôn được đề cập đến trong buổi phỏng vấn của bạn và chính vì thế, sẽ có những cấu trúc, từ vựng mà gần như chắc chắn các bạn sẽ cần sử dụng đến.

Câu hỏi đầu tiên, và cũng là câu hỏi phổ biến nhất mà các bạn có thể gặp khi đi phỏng vấn đó là:

Tell me something about yourself

Could you introduce a little about yourself?

Ở câu hỏi này thì người phỏng vấn muốn thấy ở bạn không phải là thông tin cá nhận gì của bạn cả, hay là việc bạn tóm tắt lại toàn bộ bản CV cho người ta nghe. Cái mà bạn cần thể hiện ở đây chính là sự tự tin cũng như khả năng giao tiếp của bạn.

Thế nên hãy đừng trả lời những thông tin không liên quan như: I like watching movies hay I like listening to music…

Điều bạn cần trả lời ở đây phải thật rõ ràng, không lan man, thừa thãi và tốt nhất là nên đưa ra một chút liên kết giữa cá nhân bạn và vị trí bạn đang ứng tuyển.

Tiếp theo là câu hỏi về điểm mạnh cũng như điểm yếu của các bạn:

What are your strengths and weaknesses?

Ở phần này thì người phỏng vấn cũng không thực sự để ý đến điểm mạnh hay điểm yếu của bạn, mà là sự khéo léo khi bạn nói về bản thân mình sao cho không bị quá ảo tưởng, nhưng cũng không bị quá tự ti hay quá thật thà về những điểm yếu nguy hiểm của bản thân.

Có một bí mật có thể giúp cho các bạn có thể vượt qua câu hỏi này một cách dễ dàng. Đó là hãy chọn một kĩ năng mà công việc các bạn đang apply cần có để làm điểm mạnh (dĩ nhiên là các bạn phải có nó nhé!) và chọn một nhược điểm chung mà những người làm trong nghề này, hay những người trong độ tuổi chung của các bạn đều mắc phải nhưng phải đảm bảo rằng bạn đã vượt qua nó như thế nào.

Ví dụ một câu trả lời của bạn có thể như sau:

Well one of my strongest straits is learning. I learn extremely fast and I always have a thirst for knowledge. So eventhogh for a completely new project and environment, I can adapt very quickly and minimize the training time. However, as a young person, I do acknowledge that my biggest weakness is in expenrimence. But I believe that with an open mindset and my learning ability, I will definitely overcome this soon in the future.

Câu hỏi thường gặp tiếp theo đó chính là

Why do you want to work for our company?

What do you know about our company?

Ở câu hỏi này, thì một trong số những điều không nên nhất đó chính là bạn tường thuật lại những thông tin đã có của công ty trong những bài PR marketing của họ để trả lời. Điều này không sai, nhưng nó sẽ gây nhạt nhẽo và không tạo được ấn tượng tốt cho các ban.

Thay vào đó thì các bạn nên đầu tư một chút thời gian nghiên cứu riêng về vị trí mà các bạn ứng tuyển ở công ty đấy xem nó có điểm gì thú vị hay đặc biệt rồi sau đó là liên kết nó với mong muốn cũng như là mục tiêu lâu dài của mình. Dưới đây là một số cấu trúc mà các bạn có thể sử dụng:

I want to work here because I noticed that you have invested a lot in marketing. I see myself as a marketing manager in the IT industry, so…

I’m good at analysis and I’ve always been really interested I the IT environment so…

As far as I know, your company offers on-job training for junior web developers. And I’ve always been really interested in front- end development, so…

Một câu hỏi nữa cũng rất hay được hỏi khi các bạn đi phỏng vấn đó là:

Where do you see yourself in five years?

Qua việc trả lời câu hỏi này hãy cho người ta thấy là bạn thực sự có đam mê với công việc, vị trí mà bạn đang ứng tuyển và bạn có mong muốn gắn bó lâu dài với công ty của họ. Ví dụ như là:

I don’t actually have a detailed plan, but the most important thing is that I will learn and grow in my career to be in a management position. Until then, I will definitely gain more practical experience and of course learn from my co-workers, especially the seniors.

xin việc tiếng Anh

Kết thúc buổi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh

Và câu hỏi cuối cùng, gần như chắc chắn bạn sẽ gặp khi kết thúc buổi phỏng vấn, đó là

Do you have any question about the job/ company?

Trong trường hợp này, nếu như bạn có thắc mắc gì để hỏi thì là một điều tốt, cứ hỏi những gì mà bạn đang băn khoăn. Chỉ là trong câu hỏi này, phần lớn những người được phỏng vấn chỉ thương lượng về mức lương, thì không nên, vì nó sẽ dễ khiến người phỏng vấn có cảm giác là bạn không được nhiệt tình với công việc lắm. Thế nên dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể áp dụng nếu như không có gì để hỏi:

Do you have any policy for overtime working?

Does the salary come with any bonuses or additional benefits?

What is the working culture of the company like?

Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi hết một số cấu trúc và mẫu câu tiêu biểu cho một buổi phỏng vấn rồi. Chúc các bạn chuẩn bị thật sẵn sang, tự tin và sẽ có một buổi phỏng vấn thật thành công cũng như sẽ tìm được công việc các bạn mong muốn nhé!

XEM THÊM:

You may also like

Leave a Comment