Home Thế giới Gia tăng nạn săn thú trái phép tại châu Á và châu Phi

Gia tăng nạn săn thú trái phép tại châu Á và châu Phi

by Phạm Thư




In parts of the developing world, coronavirus safety measures have fueled concerns about an increase in illegal hunting of wild animals.

Tại những nơi đang phát triển trên thế giới, các biện pháp ngăn ngừa virus corona đã làm dấy lên sự lo ngại về việc gia tăng săn bắt thú hoang trái phép.

Some people say the hunting is a result of food shortages and an easing of law enforcement in some wildlife protection areas. Yet at the same time, border closures and travel restrictions have slowed illegal trade of some high-value animal species.

Một số người cho biết nạn săn bắt là hệ quả của việc thiếu lương thực và giảm bớt việc thực thi pháp luật tại những khu vực bảo tồn thiên nhiên hoang dã. Tuy nhiên cùng lúc đó, việc đóng cửa biên giới và giới hạn di chuyển đã làm giảm sự buôn bán trái phép các giống động vật có giá trị cao.

Economic problems and food shortages have created situations in which more people have been attacking rare or endangered species.

Các vấn đề kinh tế và thiếu lương thực đã tạo ra tình huống mà nhiều người đã tấn công những giống động vật quý hiếm hoặc đang trên bờ vực tuyệt chủng.

This kind of poaching is a big concern in parts of Asia and Africa.

Kiểu săn trộm này là một mối lo lớn tại các khu vực châu Á và châu Phi.

On May 9, a greater one-horned rhinoceros was killed in India’s Kaziranga National Park – the first such case in over a year. Three people were arrested on June 1. They are suspected of being part of an international group of poachers. The three had automatic rifles and ammunition at the time of their arrest, said Uttam Saikia, a wildlife warden.

Vào ngày 9 tháng Năm, một chú tê giác một sừng lớn tuổi đã bị giết tại Vườn Quốc gia Kaziranga Ấn Độ – vụ đầu tiên trong hơn 1 năm. Ba người đã bị bắt vào ngày 1 tháng Sáu. Họ bị buộc tội tham gia một nhóm săn trộm quốc tế. Theo lời của Uttam Saikia, người canh giữ động vật hoang dã, ba người này có súng trường tự động và đạn dược vào thời điểm bị bắt.

As in other areas, poachers in Kaziranga pay needy people small amounts of money to help them. With families losing work during the coronavirus lockdown, the poachers “will definitely take advantage” of the situation, warned Saikia.

Tại những khu vực khác, các kẻ săn trộm tại Kaziranga trả cho những người thiếu thốn một số tiền nhỏ để giúp họ. Saikia cảnh báo, khi các gia đình mất việc bởi việc đóng cửa thành phố vì virus corona, những kẻ săn trộm “chắc chắn sẽ lợi dụng” tình huống.

The case of the rhino is not the only one in India.

Trường hợp của tê giác này không chỉ là vụ duy nhất tại Ấn Độ.

Since India’s government announced the lockdown, poachers have killed at least four tigers and six leopards, the Wildlife Protection Society of India said recently. But poachers also killed many other animals, including gazelles, squirrels, boars, and birds.

Cộng đồng Bảo vệ Hoang dã Ấn Độ gần đây cho biết, kể từ khi chính phủ Ấn Độ tuyên bố đóng cửa (đất nước), những kẻ săn trộm đã giết ít nhất 4 con hổ và 6 con báo. Nhưng kẻ săn trộm cũng giết nhiều loại động vật khác, bao gồm linh dương, sóc, lợn rừng và chim chóc.

“It is risky to poach,” said Mayukh Chatterjee, a wildlife biologist, “but if pushed to the brink, some could think those risks are worth taking.”

“Săn trộm đầy rủi ro,” Theo Mayukh Chatterjee, một nhà sinh học hoang dã, “nhưng khi bị đẩy đến bờ vực, một số người sẽ nghĩ những rủi ro đó đáng để đối mặt.”

Chatterjee works for the Wildlife Trust of India, a not-for-profit group.

Chatterjee làm việc tại Tổ chức Bảo tồn Động vật Ấn Độ, một tổ chức phi lợi nhuận.

India is not the only country to see an increase in poaching.

Ấn Độ không phải là quốc gia duy nhất có sự tăng săn bắt trộm.

In Nepal, more forest-related crimes were reported in the first month of lockdown than at any time over the past 11 months. That information comes from a study by Nepal’s government and the World Wildlife Fund.

Tại Nepal, tội phạm liên quan đến rừng đã được ghi nhận vào tháng đầu tiên đóng cửa quốc gia nhiều hơn bất cứ thời điểm nào trong vòng 11 tháng qua. Thông tin này đến từ một nghiên cứu thực hiện bởi chính phủ Nepal và Quỹ Động vật hoang dã Quốc tế.

In Southeast Asia, the Wildlife Conservation Society confirmed the killing of three critically endangered giant ibises for the bird’s meat. In late March, more than 100 painted stork chicks were also poached in Cambodia.

Tại Đông Nam Á, Hiệp hội bảo tồn Động vật hoang dã xác nhận việc 3 con cò quăm khổng lồ quý hiếm bị giết để lấy thịt. Vào cuối tháng Ba, hơn 100 con giang sen cũng đã bị săn trộm tại Campuchia.

“Suddenly rural people have little to turn to but natural resources and we’re already seeing a spike in poaching,” said Colin Poole, the society’s director for the Greater Mekong.

“Bất ngờ rằng người vùng nông thôn có rất ít nguồn lực trừ nguồn tài nguyên thiên nhiên và chúng ta đã thấy nạn săn bắt trộm tăng đột biết,” theo Colin Poole, giám đốc xã hội của khu vực sông Mekong.

In Africa, organized poaching has not increased much, partly because many parks and wildlife reserves have continued ranger patrols.

Tại châu Phi, săn bắt trộm có tổ chức không tăng đáng kể, một phần là bởi nhiều công viên và khu bảo tồn hoang dã vẫn giữ nguyên lực lượng kiểm lâm tuần tra.

Ray Jansen is the chairman of the African Pangolin Working Group. He said bushmeat poaching had increased, especially in parts of southern Africa. “Rural people are struggling to feed themselves and their families,” he added.

Ray Jansen là chủ tịch của Nhóm Pangolin châu Phi. Ông cho biết việc săn trộm thịt động vật đã tăng, đặc biệt tại các vùng phía Nam Phi. “Người dân nông thôn đang vật lộn vì miếng ăn cho bản thân và gia đình,” ông bổ sung thêm.

At the same time, border closures and travel restrictions have slowed international trade in pangolins and other animals. But the illegal trade continues within Africa, noted Jansen. He added that he expected a “flood of trade” once shipping opens up again.

Cùng lúc đó, việc đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại đã làm giảm việc mua bán quốc tế tê tê và các loài động vật khác. Nhưng, Jansen nhấn mạnh, việc mua bán bất hợp pháp trong châu Phi vẫn tiếp diễn.  Ông bổ sung rằng ông dự đoán sẽ có “một cơn lũ mua bán” một khi việc giao hàng được thông quan trở lại.

Concerned about a possible link between the bushmeat trade and the coronavirus, several wildlife groups are calling for governments to enact measures to avoid future pandemics. Among them is a ban on the sale of wild birds and animals for food.

Lo ngại về khả năng liên kết giữa mua bán thịt động vật và virus corona, nhiều nhóm hoang dã đã kêu gọi các chính phủ thực thi các biện pháp để ngăn chặn những đại dịch tương lai. Một trong số các biện pháp đó là cấm mua bán chim và các động vật hoang dã với mục đích thực phẩm.

Others are calling for changes to the international treaty known as CITES, which restricts the trade in endangered plants and animals. They say CITES should be expanded to include public health concerns. They note that some commonly traded animals often carry viruses but are currently not subject to trade restrictions under the treaty.

Những biện pháp khác gồm kêu gọi sửa đổi công ước quốc tế CITES, trong đó cấm việc mua bán các giống thực vật và động vật đang dần tuyệt chủng. Theo họ thì CITES nên mở rộng bao gồm cả các vấn đề sức khỏe cộng đồng. Họ nhấn mạnh rằng việc mua bán động vật phổ biến thường mang theo mầm virus nhưng hiện tại không phải là đối tượng bị cấm mua bán theo công ước.

Nguồn: VOA

species – n. giống, loài

rifle – n. súng trường

warden – n. người canh gác, canh giữ

lockdown – n. lệnh đóng cửa

advantage – n. lợi ích

brink – n. bờ vực (được sử dụng với nghĩa lóng là khi ai đó đang đến bước đường cùng)

resource – n. nguồn tài nguyên

spike – n. sự tăng đột ngột

patrol – n. tuần tra

bushmeat – n. thịt động vật hoang dã

Luyện Tập+

You may also like

Leave a Comment